- Caritas Việt Nam: Ký sự “Tình người giữa giông tố”
- Thông báo của TGM Hải Phòng về Ngày gặp gỡ Tất niên Giáo phận và chia sẻ bác ái dịp Tết Nguyên đán
- Caritas Hải Phòng: Khóa tập huấn “Chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV”
- Caritas Việt Nam: Ký sự Nạn buôn người
- Lá thư Chủ đề hoạt động Năm 2021 của Đức Cha Chủ tịch Caritas Việt Nam
- Sách Giáo lý Năm Giới trẻ 2021
Giới thiệu
static
Trực tuyến 14
Hôm nay 289
Hôm qua 417
Tháng trước 13964
Tổng 77507
Trang chủ »Giới thiệu»Tổng quan về Caritas
Quy chế Caritas Hải Phòng
GIỚI THIỆU VỀ QUY CHẾ UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI - CARITAS GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
Điều 1: Danh xưng
Caritas Giáo phận Hải Phòng (gọi tắt là Caritas Hải Phòng) là một đơn vị hoạt động độc lập trong hệ thống Caritas các Giáo phận trực thuộc Caritas Việt Nam.
Caritas Hải Phòng quy tụ mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ các dòng tu, các hội đoàn trong các giáo xứ trong Giáo phận, giáo dân, tình nguyện viên không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, trực thuộc hoặc đang hoạt động trong Giáo phận Hải Phòng.
Điều 2. Ý nghĩa tên gọi Caritas
Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội.
Điều 3: Mục đích
- Sống và làm chứng Tin Mừng giữa cuộc sống hàng ngày.
- Phát huy tình yêu thương bác ái giữa mọi người trong xã hội.
- Thăng tiến và phát triển con người toàn diện.
- Giúp đỡ khẩn cấp khi có thiên tai và dịch bệnh.
Điều 4: Nội dung
- Mời gọi các Kitô hữu thực thi bổn phận bác ái trong cuộc sống hàng ngày, vì nền tảng sinh hoạt của giáo xứ là các hoạt động bác ái.
- Thông tin về nhu cầu xã hội để các Giáo xứ, các Hội đoàn trong và ngoài Giáo phận chọn lựa và định hướng hoạt động bác ái, xã hội, từ thiện.
- Hỗ trợ các hoạt động bác ái xã hội hiện hành, thúc đẩy Caritas Giáo hạt, Giáo xứ, liên kết các tổ chức và hoạt động thành mạng lưới Caritas trong Giáo phận.
- Huy động rộng rãi các nguồn lực cá nhân, gửi đi từ các Giáo hạt và Giáo xứ cho hoạt động của Caritas.
- Đề xuất các phương án và các giải pháp cho hoạt động cứu trợ, từ thiện, bác ái xã hội để đạt được hiệu quả hữu hiệu.
Điều 5: Đối tượng phục vụ
- Người già không nơi nương tựa, người bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, mù chữ, những người di dân nghèo khổ …
- Người thiếu thốn về vật chất và tinh thần không có phương tiện để sống bị gạt ra bên lề của xã hội.
- Những người nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật, phong cùi, nghiện ma túy, mại dâm, nhiễm chất độc màu da cam…
- Những nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh tai nạn cần cứu trợ khẩn cấp.
Điều 6: Nguyên tắc hoạt động
Caritas hoạt động theo những nguyên tắc luân lý Kitô giáo và Giáo huấn xã hội của Hội thánh Công giáo:
- Bảo vệ nhân phẩm và sự sống con người ở mọi nơi và mọi thời.
- Dấn thân hoạt động nhằm giảm thiểu đói nghèo bằng cách chọn lựa ưu tiên phục vụ những người sống trong hoàn cảnh khó khăn và những người sống ngoài lề xã hội.
- Duy trì sự hiệp nhất trong Gia đình Caritas.
- Cổ vũ tình liên đới và cộng tác tại địa phương cũng như quốc tế
- Bảo vệ môi trường sống trong sạch, lành mạnh
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch và giải trình trong các hoạt động.
Điều 7: Điều hành
- Caritas Giáo phận Hải Phòng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đức Giám mục Giáo phận, trong sự hướng dẫn và liên kết với Caritas Việt Nam.
- Ban điều hành Caritas Giáo phận Hải Phòng đứng đầu là Linh mục Giám đốc, điều hành các hoạt động của Caritas Giáo phận.
- Tại giáo xứ: Linh mục quản xứ chỉ định vị trưởng ban Caritas giáo xứ. Vị trưởng ban có thể là người trong ban hành giáo (hội đồng mục vụ giáo xứ). Vị trưởng ban điều hành những sinh hoạt, hoạt động bác ái xã hội trong giáo xứ thông qua cha xứ.
- Mọi tín hữu trong giáo xứ có thể tham gia các hoạt động bác ái của Caritas giáo xứ trong khi vẫn là thành viên của các đoàn thể khác.
Điều 8: Người tín hữu tham gia hoạt động bác ái
Người tín hữu tham gia hoạt động Caritas là người sống mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm được năng lực nơi Chúa Cha, sự phục vụ như Chúa Kitô, sức mạnh của Chúa Thánh Thần và sự hiệp thông của Giáo hội.
Vì là tổ chức của Giáo hội nên Caritas hoạt động trong sự liên kết và chấp thuận của Đức Giám mục, Caritas có nhiệm vụ trợ giúp, thúc đẩy và kiện toàn các hoạt động bác ái của cá nhân, đoàn thể, tổ chức ở cấp độ giáo xứ trong Giáo phận và ủng hộ các sáng kiến của họ.
Hoạt động bác ái tại Giáo xứ là điểm khởi đầu và là nền tảng cho sinh hoạt Giáo xứ cũng như cho các tổ chức Caritas.
Điều 9: Quyền lợi của các hội viên Caritas
1. Về mặt thiêng liêng: Tại Caritas Trung ương mỗi ngày có một Thánh Lễ cầu cho các hội viên Caritas còn sống hay đã qua đời.
2. Về mặt đào tạo: Hội viên Caritas sẽ được tham dự các khóa tập huấn đào tạo nhân bản, đạo đức, chuyên môn… để có khả năng sống và thực hiện các công việc bác ái xã hội.
3. Về mặt xã hội: Hội viên được ưu tiên đón tiếp và trú ngụ trong các hội sở Caritas trên toàn quốc…